Bạn đang muốn mua cho gia đình mình một chiếc máy ép trái cây nhưng hiện phân vân giữa máy ép thường và ép chậm? Có nên mua máy ép chậm? Mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau khiến bạn không biết nên chọn lựa thiết bị nào phù hợp nhu cầu sử dụng của mình. Bài viết này sẽ phân tích ưu – nhược điểm của máy ép trái cây thường và máy ép chậm, từ đó giúp bạn đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất.
Máy ép thường là gì?
Máy ép thường hay còn gọi là máy ép trái cây nhanh, máy ép ly tâm. Loại sản phẩm này được thiết kế với một mâm xay dạng tròn gồm nhiều lưỡi dao và lưới lọc để ép nước từ thực phẩm. Ngoài ra, nắp máy còn có ống tiếp trái cây, khay hứng nước ép hoẳc bã ép,…

Nguyên lý hoạt động của máy ép thường là sử dụng nhiều lưỡi dao kim loại quay tròn quanh bộ lọc lưới với tốc độ cao để mài nhỏ thực phẩm: rau, củ, quả…, tách nước khỏi bã. Nước ép sau đó sẽ chảy qua lưới lọc và xuống cốc chứa.
Tốc độ quay của máy ép thường (máy ép nhanh) khá lớn khoảng 2.400 – 3200 vòng/phút nên máy phát ra tiếng ồn và không thể hoạt động trong thời gian dài vì sinh nhiệt cao, dễ làm hỏng mô tơ.
Với nguyên lý hoạt động như trên, khi cho thực phẩm vào, máy sẽ tạo lực ma sát khiến cho trong quá trình ép sẽ sinh nhiệt. Với nhiệt độ cao sẽ phá vỡ cấu trúc enzyme và vitamin trong trái cây, rau củ, thành ra nước ép không đậm màu và không bảo toàn được dưỡng chất có trong nguyên liệu.
Ưu điểm
- Tốc độ quay của máy ép trái cây thường khá nhanh vì vậy cho ra thành phẩm nhanh hơn, tiết kiệm thời gian xay ép. Có lẽ thì thế các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê thường sử dụng dòng máy này vì nhu cầu sử dụng số lượng lớn nước ép trái cây mỗi ngày.
- Giá thành của máy ép thường khá rẻ, trung bình dao động chỉ từ 500.000Đ đến khoảng 5.000.000Đ. Kể cả những máy ép chậm có công suất lớn thì giá thành so với máy chậm thì vẫn rẻ hơn. Nếu điều kiện kinh tế không cho phép thì máy ép trái cây thường là sự lựa chọn bạn nên ưu tiên.
- Ưu điểm của máy ép trái cây thường còn nằm ở phần thiết kế. Một số thương hiệu gia dụng sản xuất máy ép thường với kiểu dáng lớn. Thực phẩm cần xay ép không cần phải qua khâu xử lý cắt nhỏ mà vẫn có thể cho trực tiếp vào sản phẩm. Từ đó rút ngắn thời gian pha chế nước ép trái cây của bạn. Phù hợp với những ai cần sử dụng nước ép nhiều mỗi ngày mà không có nhiều thời gian.
Nhược điểm
- Máy ép thường có tốc độ xoay rất nhanh nên sẽ tạo ma sát và sinh nhiệt, làm mất enzyme và vitamin trong trái cây, rau củ. Thành ra nước ép không được nguyên chất, nhạt, cho ra ít nước, nhiều bọt không ngon.
- Trong quá trình hoạt động, thiết bị thường phát ra tiếng ồn khó chịu, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Đa phần các loại máy ép thường đều có kích thước lớn nên người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh, nhất là phần lưỡi dao.
- Không ép được các loại trái cây mềm như chuối, dâu tây, thanh long,…do máy quay với tốc độ quá nhanh.
Máy ép chậm là gì?
Máy ép chậm (máy ép trái cây) là thiết bị gia dụng sử dụng động cơ giảm tốc trục vít để ép rau củ, quả ở tốc độ chậm không có ma sát và không sinh nhiệt tỏa ra khi ép, đảm bảo nước cốt ép xong vẫn giữ nguyên vị, dưỡng chất có trong rau củ, quả.

Đối với máy ép chậm thì không sử dụng mô tơ tốc độ cao như máy ép thường mà chỉ dùng lực ép của trục vít và có động cơ giảm tốc, vận tốc chỉ khoảng 30-90 vòng/phút. Với máy ép chậm nước ép không bị tách nước hoặc oxi hóa giúp nước ép ra sẽ giữ lại nhiều dưỡng chất và vitamin hơn.
Với vòng quay ép chậm nên máy ép chậm không gây tiếng ồn lớn, và lượng nước ép ra sẽ được nhiều hơn so với các máy ép trái cây thông thường khác.
Máy ép chậm có giá cao hơn máy ép thường, khoảng từ 2.000.000Đ đến 10.000.000Đ để sở hữu một chiếc máy chất lượng tốt đến từ những thương hiệu uy tín như Kalite, Olivo, Mutosi…. Ngoài ra một số dòng sản phẩm cao cấp máy ép chậm không chỉ làm nước ép trái cây mà còn có thể làm cả kem, sữa hạt như máy ép chậm Olivo SJ 210 – Mỹ.
Ưu điểm
- Máy ép chậm có tốc độ quay chỉ 30-90 vòng/phút, ít sinh nhiệt nên không phá hỏng các enzyme và vitamin có trong thực phẩm, nhờ vậy mà nước ép bảo toàn được dưỡng chất, hương vị đậm đà, ít bọt và màu sắc đẹp mắt hơn.
- Máy ép chậm có thể xay ép được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Từ trái cây thường như cà rốt, ổi, táo, lê,…đến các thực phẩm mềm như dâu, chuối, cà chua, thanh long…hay các loại rau. Thực đơn món nước ép của gia đình bạn sẽ phong phú hơn.
- Do tốc độ độ ép chậm nên phần bã dư hầu như được xử lý hoàn toàn, không bị lẫn vào phần nước. Nước ép sẽ không bị lợn cợn gây khó chịu cổ họng khi uống.
- Máy ép chậm hoạt động khá êm ái, không gây tiếng ồn lớn.
- Đặc biệt máy ép chậm được thiết kế khá đơn giản, nhỏ gọn phù hợp với không gian bếp. Máy được thiết kế ít chi tiết, các chi tiết có thể tách dời nhau dễ lắp đặt, tiện cho việc vệ sinh sau khi sử dụng.
Nhược điểm
- Giá thành của máy ép trái cây chậm thường khá cao. Để sở hữu chiếc máy này bạn thường phải bỏ ra từ 2.000.000Đ đến 5.000.000Đ trở lên, thậm chí có dòng máy cao cấp còn có giá lên đến 10.000.000Đ.
- Do sử dụng trục vít quay với tốc độ chậm nên thời gian ép khá lâu, bạn sẽ phải mất công chờ đợi. Khoảng 10-15 phút sẽ có ngày một ly nước ép thơm ngon.
So sánh máy ép chậm và máy ép nhanh

Điểm giống nhau:
Máy ép nhanh và ép chậm đều được sản xuất ra nhằm đáp ứng một chức năng cơ bản đó là ép thực phẩm: rau, củ, quả để lấy thành phẩm chính là nước ép thực phẩm, nhằm giúp con người bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại hoa quả.
Các máy ép chậm và ép nhanh luôn được nhà cung cấp các tính năng an toàn cho người sử dụng tùy thuộc vào dòng máy. Một số tính năng chế độ an toàn thường được trang bị cho hai loại máy này là tự ngắt khi quá tải, chốt khoá an toàn.
Điểm khác nhau:
Đặc điểm | Máy ép chậm | Máy ép thường |
---|---|---|
Cấu tạo | Trục vít đặc biệt, động cơ giảm tốc, lưới lọc, bộ phận tách bã, khay hứng nước ép và xả bã… | Mô tơ tốc độ cao, mâm xay với nhiều lưỡi dao và lưới vắt, nắp máy có ống tiếp hoa quả, khay hứng nước ép và xả bã. |
Nguyên lý hoạt động | Khi đưa nguyên liệu vào máy, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ ép và nghiền nát trái cây, rau củ. Phần nước sẽ đi qua lưới lọc và chảy ra ngoài một cách tự nhiên, phần bã được đẩy ra ngoài theo đường khác. | Khi đưa nguyên liệu vào máy, mâm xay sẽ quay với tốc độ rất cao (2400-3200 vòng/phút) để mài nhỏ trái cây, rau củ và tách phần nước ra khỏi bã. Nước ép và bã sẽ ra theo 2 đường khác nhau. |
Tốc độ | Quay tốc độ chậm 30-90 vòng/phút | Quay với tốc độ rất cao 2400-3200 vòng/phút |
Độ ồn | Máy quay chậm hơn do vậy tạo ra tiếng ồn nhỏ (độ ồn 40 – 50 Db) | Lưỡi dao quay với tốc độ cao nên tạo ra tiếng ồn lớn (độ ồn 85 – 90 Db) |
Nhiệt lượng tỏa ra | Ít vì máy ép tốc độ chậm ít tạo ra ma xát. | Nhiều |
Lắp đặt | Ít chi tiết, cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp | Nhiều chi tiết, khó lắp đặt |
Vệ sinh máy | Dễ vệ sinh | Khó vệ sinh, tốn thời gian, công sức |
Loại trái cây ép được | Ép được rất nhiều các loại rau củ quả cứng cũng như mềm như quả chuối, rau má, đậu nành đã ngâm mềm… | Hầu như chỉ ép được các loại trái cây thông thường. Các loại rau xanh và trái cây mềm như chuối, rau má, thanh long… không ép được. |
Chất lượng nước ép | Màu đẹp, ít bị tách nước và oxy hóa | Màu biến đổi, dễ bị tách nước và oxy hóa |
Chất dinh dưỡng | Giữ được gấp 3 đến 5 lần chất dinh dưỡng so với máy ép nhanh, bảo toàn toàn bộ enzym trong trái cây. | Nước ép có nhiều bọt, vị nhạt và hương vị bị biến đổi do không bảo toàn được dưỡng chất trong nguyên liệu (máy sinh nhiệt cao làm hỏng cấu trúc emzym và vitamin.) |
Lượng nước ép | Gấp 2 lần máy ép thường | Ít, chỉ bằng 1/2 máy ép chậm |
Lượng bã | Ít bã, máy ép kiệt. | Lượng bã nhiều hơn do bã có chứa nước. |
Ép trái cây đông lạnh để làm kem | Có, ép hoa quả đông lạnh một cách bình thường. | Không, không thể ép được |
Mẫu mã | Nhiều loại để lựa chọn | Ít sự lựa chọn |
Giá thành | 2 -10 triệu đồng | 500k – 5 triệu đồng |
Có nên mua máy ép chậm?
Trên đây, mình đã phân tích những ưu nhược điểm của máy ép chậm và máy ép thường. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy ép chậm và máy ép thường, có thể thấy mỗi loài đều có những lợi thế riêng. Vậy có nên mua máy ép chậm?
Trên đây, mình đã phân tích những ưu nhược điểm của máy ép chậm và máy ép thường. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy ép chậm và máy ép thường, có thể thấy mỗi loài đều có những lợi thế riêng. Vậy có nên mua máy ép chậm? máy ép chậm hay nhanh tốt hơn?
Bạn có thể lựa chọn theo các tiêu chí sau:
Chọn máy ép thường khi:
- Bạn kinh doanh nhà hàng các đồ uống, nước giải khát.
- Không có yêu cầu cao về chất lượng nước ép, chỉ ở mức ổn là được.
- Bạn là người bận rộn hay chỉ dùng nước ép chế biến các món ăn.
- Ngân sách kinh tế có hạn.
Chọn máy ép chậm khi:
- Bạn thường xuyên sử dụng nước ép, có yêu cầu cao về chất lượng nước ép, ngoài hương vị đậm đà nguyên chất thì màu sắc phải đẹp.
- Thường xuyên làm nước ép từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, từ cứng đến mềm, rau củ quả như: chuối, thanh long,…
- Bạn có nhu cầu làm kem từ nước ép trái cây, làm sữa hạt.
Nếu là mình, mình sẽ chọn máy ép chậm vì dòng máy cho ra thành phẩm chất lượng hơn, vận hành êm ái, ổn định. Dù sao thì một ly nước ép nguyên chất, đậm đà sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn ly nước ép bị biến đổi về hương vị và màu sắc.
Đặc biệt, máy ép chậm sử dụng bền hơn với tuổi đời có thể gấp 5 lần máy ép thông thường. Nhờ khả năng vận hành êm ái, không lo cháy động cơ do quá nhiệt nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sở hữu 1 chiếc máy ép chậm tại nhà.
Hiện nay, bạn chỉ cần bỏ ra từ 1,5-3 triệu đồng bạn đã sở hữu một chiếc máy ép chậm chính hãng, đủ các tính năng đảm bảo sử dụng cho gia đình từ 4-5 người. Mà mình đã có bài viết chia sẻ top máy ép chậm giá rẻ dưới 2 triệu có thể xem tại đây.
Đừng vì tiếc chút tiền mà mua phải máy ép hoa quả không ưng ý, hãy đầu tư có thể để mua máy ép chậm tốt nhất về phục vụ nước uống cho gia đình mình. Hãy lựa chọn thông minh khi đã so sánh máy ép nhanh và máy ép chậm.
Kết luận
Hi vọng với bài viết trên đây, các chị em nội trợ sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất với gia đình mình trong việc có nên mua máy ép hoa quả không. Chúc bạn chọn được một chiếc máy ép trái cây ưng ý nhất.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Sức Khỏe Việt!

Mình là Thu Trang – Người đứng sau Blog Sức Khỏe Việt. Blog là nơi Trang chia sẻ đến mọi người những kiến thức về Chăm sóc Mẹ & Bé cũng như Làm đẹp, Kinh nghiệm trong cuộc sống. Những bài viết trên Blog được tổng hợp lại từ những nguồn chất lượng, những đánh giá người dùng cũng như đánh giá của chính bản thân mình sử dụng sản phẩm và chia sẻ lại.