Ăn vặt là thói quen khó thay đổi ở trẻ em. Ăn vặt không hề có hại cho sức khỏe của bé nếu mẹ biết chỉ cho con các đồ ăn vặt ngon, bổ. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây hại cho tiêu hóa và sức khỏe của bé nếu mẹ để cho bé ăn vặt mọi thứ tùy thích.
Vậy có nên cho trẻ ăn vặt? Trẻ ăn vặt có lợi ích, tác hại gì? Những món ăn nào trẻ không nên cho trẻ ăn?
Có nên cho trẻ ăn vặt

Lợi ích của việc cho trẻ ăn vặt
♦ Ổn định lượng đường trong máu:
Sau bữa ăn chính khoảng 3 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống, mẹ có thể cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn sẽ giảm các giác đói cồn cáo, cũng nhờ đó giúp quá trình trao đổi chất ở bé tốt hơn và cân bằng lượng đường trong máu.
♦ Ăn vặt giúp cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ có dạ dày nhỏ:
Riêng với những trẻ được bác sĩ chỉ định là có dạ dày nhỏ hơn mức bình thường mỗi bữa chính thường ăn ít, nhanh no. Điều đó đồng nghĩa với việc tiêu hóa ở những trẻ có dạ dày nhỏ cũng nhanh và không chịu được khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài. Vì vậy trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn để tăng cường dinh dưỡng.
♦ Tăng khả năng tập trung:
Ở trong cơn đói cồn cào sẽ khó tập trung vào việc học tập, lựa chọn món ăn dặm thêm khi đó giống như thêm nhiên liệu, cung cấp năng lượng cho trẻ. Nếu ăn những đồ ăn có nhiều protein thì trẻ sẽ tăng khả năng tập trung và sự tỉnh táo.
Tác hại của việc cho trẻ ăn vặt
Nếu trẻ ăn đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ăn không đúng cách có thể gây ra những tác hại lâu dài cho sức khỏe.
♦ Ăn vặt làm mất cảm giác ngon miệng ở trẻ:
Nếu trẻ thường xuyên ăn “linh tinh” thì khái niệm về các bữa ăn chính gần như sẽ biến mất. Cảm giác no, ngán ăn không ngon miệng xuất hiện. Một quy trình ăn uống phản khoa học sẽ lặp lại liên tục: Ăn không đủ lượng khiến dạ dày cảm thấy đói chỉ sau khi ăn vài giờ và rồi sau đó lại tiếp tục ăn vặt để chống đói.
Kéo theo hiện tượng trên chính là rối loạn ăn uống. Ăn ngoài giờ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ăn uống vô độ và không thể kiểm soát và mất thêm thời gian dài nữa để điều trị bệnh.
♦ Trẻ ăn vặt nhiều dễ gây nên tình trạng tăng cân béo phì:
Nếu việc ăn uống ngoài giờ trở thành thói quen thì nó rất dễ khiến cơ thể bị rơi vào tình trạng tăng cân béo phì. Đặc biệt các đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Các loại thực phẩm này rất dễ khiến cơ thể của trẻ rơi vào tình trạng thừa cân, tăng cân mất kiểm soát.
Vì vậy hãy kiểm soát ăn vặt để tránh hiện tượng tăng cân không mong muốn.
♦ Trẻ dễ bị sâu răng:
Với những trẻ có thói quen ăn bữa phụ về đêm và chưa có ý thức hoặc không biết cách vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng vì sau khi ăn thức ăn chứa nhiều đường, vì lúc này độ pH trong miệng sẽ giảm (nhiều axit) và răng dễ bị ăn mòn hoặc sâu, đặc biệt là vào buổi tối.
♦ Ăn vặt gây ra các vấn đề khác về sức khỏe:
Một số bệnh lý có thể xuất hiện nếu trẻ có thói quen ăn uống thiếu khoa học ví dụ như: tim mạch, tiểu đường, gan, thận, tiêu hóa….
Các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều phụ gia phẩm màu độc hại. Các loại phẩm màu này đều có nguồn gốc từ than đá (coal tar) hoặc dầu mỏ (petroleum) và đều rất độc hại cho sức khỏe con người. Chúng là nguyên nhân gây ung thư, tổn thương hệ thần kinh, gây tăng động giảm chú ý ở trẻ, hoặc các bệnh lý dị ứng….
5 món ăn vặt mẹ nên hạn chế cho bé ăn
1. Xúc xích

Đây cũng là món ăn vặt đặc biệt hấp dẫn với trẻ em, trở thành món ăn vặt được nhiều trẻ yêu thích. Xúc xích thường có 2 loại: ăn liền và đã qua hấp hoặc hun khói. Với xúc xích ăn liền thì có thể ăn luôn, không cần chế biến. Còn xúc xích đã hấp hoặc hun khói thì phải rán qua.
Xúc xích giàu năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe trong quá trình phát triển của trẻ. Vì trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động rất nhiều lần để giải độc cho cơ thể. Chưa kể đến xúc xích được bán rong có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Với tất cả những lý do trên, cha mẹ không nên cho bé ăn nhiều xúc xích, đặc biệt là xúc xích ăn liền. Nếu ăn thì không nên chấm tương ớt, không tốt cho dạ dày của bé.
2. Bim bim
Bim bim hay còn gọi là snack. Món ăn này có đặc tính giòn, ngon, màu sắc và mùi vị rất hấp dẫn. Bất kỳ ở đâu, trong trường, trên xe máy hay ở nơi vui chơi công cộng, món ăn vặt này cũng được tất cả trẻ em yêu thích.
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu bim bim, tất cả đều được đóng gói cẩn thận với bao bì đẹp. Nhiều hãng còn tạo thu hút bằng cách tặng thưởng thẻ bài, đồ chơi… chính vì vậy mà các bé rất thích bim bim vì vừa được ăn vừa được sưu tập đồ chơi.
Bên cạnh những loại bim bim đã có thương hiệu thì có vô vàn bim bim giá rẻ, giá chỉ vài nghìn đồng một gói. Loại bim bim này được sản xuất tràn lan ở các cơ sở thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm và được đóng gói dưới nhiều hình thức khác nhau, mùi vị hấp dẫn mà giá thì rẻ như cho.
Chính vì thế các mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều bim bim và chỉ nên mua những thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng và được nhiều người biết đến.
3. Bánh kẹo
Trẻ em nào cũng thế trước sự hấp dẫn thì đây là đồ ăn vặt cực kỳ phổ biến và hấp dẫn đối với trẻ.
Trước kia chỉ có ít loại bánh kẹo nhưng hiện nay do nhu cầu tiêu dùng nên các công ty tung ra thị trường rất nhiều mẫu mã, chủng loại và hương vị khác nhau. Ngoài hàng nội địa, thị trường còn xuất hiện các loại bánh kẹo từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu,…

Bánh kẹo thì thường chứa các chất bảo quản và phụ gia mới giữ được lâu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hàm lượng đường trong đồ ăn này cũng rất cao, dễ gây các bệnh như sâu răng, béo phì ở trẻ em.
Hiện nay, hàng quán gần trường học thường bán bánh kẹo với đủ hình thù và chất lượng khác nhau. Những loại này thường không có nhãn mác và chủ yếu là hàng Trung Quốc, ăn nhiều có thể gây ung thư hoặc ngộ độc.
Vì những lý do trên, thì cha mẹ không nên cho bé ăn nhiều bánh kẹo, nếu ăn thì nên mua loại có nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng.
4. Mì tôm

Mì tôm là món ăn không chỉ hấp dẫn trẻ nhỏ mà còn thu hút cả người lớn. Hiện nay, có rất nhiều loại mì tôm khác nhau nhưng chủ yếu là chua cay, hấp dẫn bởi mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, đồ ăn này chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Mì tôm càng dai, càng cay thì càng không nên ăn.
Nhiều cha mẹ thường hay thay đồ ăn sáng hằng ngày của trẻ bằng mì tôm điều này là không nên vì mì tôm không đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, về lâu dài sẽ gây thiếu chất và có hại cho dạ dày của bé.
5. Trà sữa chân trâu

Trong danh sách các món ăn đường phố trước cổng trường cũng không thể không kể tên trà sữa trân châu. Thức uống này từ khi du nhập vào Việt Nam, đã tạo nên “cơn sốt” ở mọi tầng lớp không riêng gì trẻ tiểu học.
Tuy nhiên, ly trà sữa 10.000đ -12.000đ lại không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu.
Không những không có chất dinh dưỡng mà món ăn vặt này chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

Mình là Thu Trang – Người đứng sau Blog Sức Khỏe Việt. Blog là nơi Trang chia sẻ đến mọi người những kiến thức về Chăm sóc Mẹ & Bé cũng như Làm đẹp, Kinh nghiệm trong cuộc sống. Những bài viết trên Blog được tổng hợp lại từ những nguồn chất lượng, những đánh giá người dùng cũng như đánh giá của chính bản thân mình sử dụng sản phẩm và chia sẻ lại.