Việc biếng ăn, lười ăn là “thủ phạm” gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ như còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, hay ốm vặt, hoặc thường mắc các bệnh về đường tiêu hóa,… Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Các vi chất dinh dưỡng nên bổ sung cho trẻ. Các mẹ hãy tham khảo bài viết ngay dưới đây!
Biếng ăn là gì?
Biếng ăn, chán ăn, lười ăn… hay là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường và thường không vui vẻ dẫn đến bữa ăn kéo quá dài (trên 30 phút thậm chí hàng tiếng). Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau do bệnh lý hay tâm lý.
Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ
1. Do hệ tiêu hóa kém
Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi hệ tiêu hóa còn non yếu nên rất dễ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, từ đó khiến trẻ biếng ăn, bữa ăn kéo dài, thậm chí không muốn ăn uống gì. Lúc này, cha mẹ cần khắc phục nhanh chóng các triệu chứng trên bằng cách cho trẻ ăn thức mềm, dễ nhai nuốt, để dễ tiêu hóa và hợp với khẩu vị của trẻ.
2. Do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Các bữa ăn hàng ngày của trẻ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như kẽm, lysine, các vitamin nhóm A, B,… sẽ khiến trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa các vấn đề vị giác, khiến trẻ ăn không ngon, lâu dần dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn không ngon ở trẻ.
Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp khiến trẻ biếng ăn do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của gia đình như:
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm so với thời gian khuyến nghị (khi chưa đủ 6 tháng).
- Thực phẩm hằng ngày chứa quá nhiều tinh bột hay thức ăn không hợp khẩu vị.
- Không tạo thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ.
- Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính.
- Người lớn xung quanh trẻ có thói quen ăn không mẫu mực như không vui vẻ trong bữa ăn, than phiền về thức ăn, vừa ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, dùng điện thoại khiến trẻ bắt chước thờ ơ với bữa ăn, không cảm thấy ngon miệng và dần trở nên biếng ăn.
3. Do bệnh lý
Sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus (nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hóa) vào cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó, khiến trẻ bị sốt và mệt mỏi… sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít.
Tình trạng biếng ăn do bệnh lý cấp tính thường chỉ là tạm thời và trẻ sẽ ăn bình thường trở lại khi khỏi bệnh.
4. Do tâm lý
Trẻ biếng ăn, cha mẹ liên tục ép, giục con phải ăn hay thậm chí quát mắng, đe dọa con phải ăn đã vô tình tạo nên áp lực tâm lý cho bé, khiến bé sợ hãi và muốn trốn tránh khi nhắc đến bữa ăn.
Do đó, thay vì thúc ép bé, các mẹ hãy tạo niềm vui, hứng thú cho trẻ về việc ăn uống với những cách đơn giản như thay đổi thực đơn phong phú, trang trí món ăn bắt mắt hằng ngày cho bé…
Trẻ biếng ăn nên bổ sung vitamin gì?
Mỗi vi chất đều đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc xác định chính xác cơ thể bé cần bổ sung dưỡng chất nào sẽ giúp mẹ lựa chọn đúng thực phẩm chứa dưỡng chất đó.
Vậy cụ thể trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?
1. Kẽm
Kẽm chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ đối với trọng lượng cơ thể nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Kẽm có mặt trong hầu hết các tế bào của cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở xương và cơ. Thiếu kẽm ở trẻ có thể làm trẻ: tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng, khó thích nghi với các biến đổi, rối loạn sự hình thành xương, chiều cao cân nặng không tăng,…
Đặc biệt, việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn giúp cải thiện vị giác, tạo cảm giác ngon miệng trong khi ăn, thúc đẩy trẻ tăng trưởng chiều cao và hệ miễn dịch tốt hơn. Chính vì thế nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là điều cần thiết.
2. Lysin
Lysine là một loại axit amin thiết yếu rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Lysin tham gia vào quá trình tổng hợp protein của cơ thể, giúp tăng hấp thu canxi, tạo collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn giúp thúc đẩy và phát triển chiều cao.
Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được axit amin này mà phải lấy từ bên ngoài bằng cách bổ sung từ thực phẩm hoặc thuốc bổ.
Các loại thực phẩm có chứa Lysine cho bé như: cá, tôm, hàu, thịt nạc (heo, gà, bò) hoặc sữa và các chế phẩm từ sữa…
3. Các vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B12…) có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào. Có thể nói, vitamin nhóm B đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tuy nhiên, vitamin nhóm B không tồn tại nhiều trong thực phẩm tự nhiên và dễ bị phân hủy trong nước. Nhiều loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời – chẳng hạn như rau, thịt, trứng, cá, đậu và các sản phẩm 100% từ ngũ cốc nguyên hạt.
4. Vitamin A
Vitamin A là hợp chất không thể thiếu đối với cơ thể và sự phát triển của trẻ. Vitamin A có vai trò hỗ trợ quá trình tăng trưởng của trẻ, nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho thị giác, giúp bảo vệ mắt và tạo khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.
Không chỉ vậy, vitamin A còn tham gia vào quá trình làm lành các biểu mô và xương, giúp làm lành vết thương.
5. Acid béo omega-3
Có ba loại axit béo Omega-3 là EPA, ALA và DHA. ALA thường được tìm thấy trong các nguồn thực vật như quả óc chó, dầu gai, dầu hạt lanh, dầu tảo và các hạt ngũ cốc. EPA và DHA chủ yếu chỉ được tìm thấy trong một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá bơn và dầu cá… Việc bổ sung Omega-3 không chỉ giúp trẻ thông minh hơn, nhận thức nhanh hơn mà còn hạn chế chứng biếng ăn gây ra bởi yếu tố tâm lý.
6. Probiotic
Probiotics là những vi khuẩn có lợi. Chúng giúp duy trì cân bằng hệ thống men vi sinh trong đường ruột để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn trề năng lượng. Những lợi khuẩn này được tìm thấy trong thực phẩm như sữa chua, siro ăn ngon… và trong các sản phẩm bổ sung khác. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Probiotics có thể giúp chống lại bệnh cảm lạnh, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, nhất là tình trạng biếng ăn trẻ em.
7. Chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ, chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ mà hầu hết trẻ biếng ăn nào cũng bị tình trạng này. Bên cạnh đó, chất xơ còn là nguồn thức ăn của lợi khuẩn trong đường ruột, tạo môi trường cho lợi khuẩn hoạt động và phát huy tác dụng đối với hệ tiêu hóa của trẻ.
8. Sắt
Sắt là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ cần sắt để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin – một loại protein có trong các tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố này có vai trò vận chuyển oxy đến các cơ quan của cơ thể. Vì thế, trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và gây ra hàng loạt vấn đề như cản trở sự phát triển của trẻ, rối loạn hành vi, khó tập trung khi học, yếu cơ, miễn dịch kém…
9. Canxi và vitamin D
Việc bổ sung Vitamin D ở trẻ rất cần thiết giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, biếng ăn ở trẻ. Vitamin D đặc biệt là vitamin D3 giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, vitamin và các khoáng chất khác như canxi, magie, sắt, phosphate và vitamin A. Do đó, nếu cơ thể trẻ thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ các vi chất cần thiết, gây ra cảm giác mệt mỏi chán ăn.
Đặc biệt, vitamin D3 có tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ như Canxi và Phosphate ở ruột, đồng thời tăng khả năng hấp thụ canxi để thúc đẩy sự phát triển và tái tạo của xương.
Mình là Thu Trang – Người đứng sau Blog Sức Khỏe Việt. Blog là nơi Trang chia sẻ đến mọi người những kiến thức về Chăm sóc Mẹ & Bé cũng như Làm đẹp, Kinh nghiệm trong cuộc sống. Những bài viết trên Blog được tổng hợp lại từ những nguồn chất lượng, những đánh giá người dùng cũng như đánh giá của chính bản thân mình sử dụng sản phẩm và chia sẻ lại.