Sữa non là gì? Công dụng của sữa non với sự phát triển của trẻ

Thực tế thì chưa nhiều mẹ hiểu rõ sữa non, đa phần chỉ những ai đã trải qua sinh nở mới có kiến thức về nó, còn những mẹ đang mang thai thì khá mù mờ. Vậy sữa non là gì? Công dụng của sữa non với sự phát triển của trẻ như thế nào?

Hy vọng bài viết chia sẻ dưới đây của Sức khỏe Việt sẽ chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về sữa non là gì và công dụng của sữa non đối với sự phát triển của trẻ như thế nào nhé?

sua non la gi

Sữa non là gì?

Sữa non (hay còn gọi là sữa đầu) tên khoa học là Colostrum, sữa non là sữa mẹ được tạo thành khi sản phụ mang thai được 7 tháng trở đi. Sữa non được hình thành thông qua quá trình thay đổi hormone của người mẹ sau khi sinh từ 2-3 ngày.

Có thể nói sữa non chính là loại thức ăn đầu tiên mà bé tiếp xúc sau khi chào đời. Sữa non mặc dù số lượng không nhiều, nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất vô cùng quan trọng, có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ở trẻ trong những tháng đầu đời.

Tùy thuộc vào cơ địa mà cơ thể người mẹ có thể tiết ra sữa non có màu sắc khác nhau. Sữa non thông thường sẽ có màu trắng đục, có khi trong suốt, vàng hay vàng nhạt. Sữa non thường đặc và hơi dính.

Đừng bỏ lỡ: [Sự thật] Sữa non tổ yến Goldilac Grow có thật sự tốt như quảng cáo?

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa non

Sự thay đổi của sữa mẹ được chia thành 3 giai đoạn: sữa nonsữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 6 – 10 sau sinh) và sữa trưởng thành (từ ngày thứ 11 trở đi). Sữa non có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếpsữa trưởng thành

sua non

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong sữa non gồm:

  • Protein: Hàm lượng protein trong sữa non cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường, trong đó chứa nhiều thành phần quan trọng như globulin có khả năng miễn dịch, lactoferrin, yếu tố tăng trưởng, đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào lympho – có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch ở trẻ trong giai đoạn đầu đời.
  • Vitamin: Vitamin có trong sữa non thường là vitamin A, E, B2, B3, K…
  • Lactose: Hàm lượng Lactose trong sữa non thấp giúp cho trẻ sơ sinh tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trong sữa non có chứa Clo và Natri với hàm lượng cao. Các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm và một số khoáng chất khác có trong sữa non có hàm lượng trung bình nhiều hơn đáng kể so với sữa mẹ thông thường, cụ thể với nguyên tố sắt cao gấp 3-5 lần và đồng cao gấp 6 lần.
  • Thành phần miễn dịch: Mỗi tế bào trong sữa non có khả năng miễn dịch nhất định.
  • Immunoglobulin: Trong sữa non chứa 1 lượng lớn globulin có khả năng miễn dịch và chống lại các loại bệnh khác nhau, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa rủi ro nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Đừng bỏ lỡ: [Sự thật] Sữa non Onefa Mama có thật sự tốt? Mua ở đâu chính hãng?
Thành phầnSữa non bòSữa non của người
Nước78%87%
Cacbonhidrates3.1%5.5%
Protein14.3%2.9%
Lipid3.6%4.1%
Immunoglobulins G77mg/mml0.21mg/mml
Immunoglobulins M4.9mg/mml0.92mg/mml
Immunoglobulins A4.4mg/mml13.6mg/mml
Nguồn: Eur.J.Clin.Nutr(2002) 56,suppl, 3:S24-S28

Công dụng của sữa non với sự phát triển của trẻ

Tăng sức đề kháng

 Thành phần sữa non chứa rất nhiều kháng thể tự nhiên như IgA, IgD, IgG, IgM và bạch cầu. Những chất này có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, sởi…

Vì vậy, trẻ được bú sữa non sẽ có sức đề kháng cao hơn so trẻ không được hưởng nguồn dưỡng chất này.

Đừng bỏ lỡ: [Review] Sữa non thảo dược chùm ngây Babego cho trẻ 0 đến 36 tháng tuổi có thực sự tốt cho trẻ?

Tốt cho tiêu hóa

Khi tiếp xúc với sữa non ngay lúc mới chào đời, do hàm lượng chất béo trong sữa non rất ít nên trẻ hấp thụ và tiêu hóa một cách thuận lợi. Lúc này, hệ thống phân giải thức ăn ở trẻ cũng vừa mới hình thành, vậy nên các chất chống oxy hóa và immunoglobulin trong sữa non ngoài việc giúp trẻ tránh được tình trạng xuất huyết mà còn giúp bảo vệ thành ruột yếu ớt của trẻ.

Ngoài ra, sữa non còn có tác dụng tuyệt vời nữa là giúp nhuận tràng, thúc đẩy cơ thể trẻ nhanh chóng bài tiết ra phân xu.

Phát triển trí não

Không chỉ tăng sức đề kháng, sữa non còn kích thích và phát triển trí não của trẻ, nâng cao khả năng ghi nhớ.

Trong sữa non chứa chất ganglioside, giúp não bộ phát triển sớm hơn. Bên cạnh đó, bằng việc thu hút hại khuẩn và trung hòa chúng, ganglioside sẽ bảo vệ đường ruột, phòng chống viêm nhiễm trên cơ thể trẻ.

Phát triển chiều cao

Với hàm lượng vitamin K2 tự nhiên có trong sữa non cùng các kháng thể lợi khuẩn, giúp kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi xương hấp thụ tốt, tăng hàm lượng khoáng trong xương, giúp xương chắc khỏe, phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, sữa non còn là nguồn kháng thể tự nhiên dồi dào (bao gồm IgA, IgD,IgE, IgG và IgM…) làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ cũng như bảo vệ đường tiêu hóa, phá hủy các tác nhân gây bệnh. Các kháng thể này sẽ giảm dần và 1 số mất đi trong 1 năm đầu sau khi sinh.

Vitamin K2 trợ thủ đắc lực phát triển chiều cao
Tìm hiểu thêm: Vitamin K2 “trợ thủ đắc lực” giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội
Tìm hiểu thêm: Vì sao cần bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non

Một số câu hỏi thường gặp

Vì sao trẻ nhỏ cần phải được dùng sữa non và sữa non của mẹ là tốt nhất?

Sữa non là 1 hỗn hợp các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng quan trọng mà 1 em bé cần phải có để tự bảo vệ mình chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường mà bé tiếp xúc; đồng thời hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh không chỉ trong hiện tại mà về lâu dài.
Sữa non, thức ăn hoàn hảo về dinh dưỡng, còn là nguồn kháng thể tự nhiên dồi dào cho bé
– Trẻ được bú sữa non với lượng kháng thể dồi dào sẽ tránh được dị ứng và 1 số bệnh nhiễm khuẩn. Nếu bé được bú sớm sau sinh và đều đặn trong 6 – 9 tháng đầu sẽ không bị mắc các bệnh như sởi, ho gà…, ít bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy.
– IgA chế tiết (SIgA), kháng thể tiết ra trong sữa non ngay trong ngày đầu sau khi sinh khoảng 6.03 ± 2.3 g/l nhưng sẽ giảm rất nhanh ở 3 ngày sau đó. Chất này nằm trong cơ chế truyền miễn dịch của mẹ sang cho trẻ sơ sinh.
Trong cơ chế này, trẻ sẽ nhận được các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà mẹ đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho bé.
– Trong sữa non còn xuất hiện chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh ung thư.

Quan niệm sai lầm về sữa non

Theo nhiều thống kê, có gần 50% phụ nữ vắt bỏ sữa non trong những ngày đầu sinh nở, điều này là hết sức đáng tiếc và lãng phí.
Nhiều mẹ còn làm mọi cách để vắt bỏ sữa non và chờ đến khi sữa chuyển thành màu trắng mới cho bé bú. Cuối cùng, bé yêu của chúng ta mất đi cơ hội nhận nguồn sữa quý này.

Sữa non mẹ hình thành khi nào

Vào khoảng tháng thứ 6-7 của thai kỳ, trong cơ thể mẹ, cụ thể là bầu vú, sẽ diễn ra quá trình hoàn chỉnh các tế bào lactocytes (nang sữa). Thời điểm này những giọt “sữa vàng đầu tiên” sẽ bắt đầu xuất hiện cho đến 72 tiếng sau sinh.
Như vậy có nghĩa là sữa non đã có sẵn trong bầu vú trước khi quá trình sinh nở kết thúc. Dù mẹ sinh non, sinh thường hay sinh mổ thì đều có “sữa vàng đầu tiên” dành cho bé.

Xem thêm: [Review] Máy hâm sữa tốt giá rẻ năm 2021

Hy vọng bài viết chia sẻ nhiều thông tin cho Mẹ, nếu Mẹ có bất kỳ câu hỏi liên quan đến Sữa non thì có thể bình luận bên dưới bài viết để mọi người cùng chia sẻ nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Sức khỏe Việt!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: